BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.



 



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG












SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN
VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.




Lĩnh vực/ Môn  : Quản lý
Cấp học             : Mầm non
Tên tác giả        : Nguyễn Thị Nhung
Đơn vị công tác : Trường mầm non Sen Hồng
Chức vụ             : Phó hiệu trưởng





                                               NĂM HỌC: 2020 – 2021
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng chấm SKKN Phòng GD&ĐT quận Hà Đông

 
Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác

 
Chức danh Trình độ chuyên môn Tên sáng kiến
          Nguyễn Thị Nhung
28/07/1983 
Trường mầm non Sen Hồng  Phó hiệu trưởng  Đại học   Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non.

1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong lĩnh vực quản lý chuyên môn trong trường mầm non.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:  05/10/2020
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Mục đích sáng kiến
Sáng kiến đưa ra giúp mỗi đồng chí quản lý chuyên môn trong trường mầm non tìm ra những biện pháp phù hợp giúp giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ một cách hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường;
Nâng cao và phát huy năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp giáo viên có thể phát hiện được tiềm năng sáng tạo, cách tư duy của từng học sinh trong lớp.
Giúp giáo viên và trẻ sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, hòa nhập với hệ thống tri thức toàn cầu.
 Giúp các bé hình thành thói quen học tập tốt: tự học, chủ động thể hiện ý kiến cá nhân, phát huy tinh ở trẻ thần hợp tác, đoàn kết trong các giờ học làm việc nhóm.
3.2. Nội dung sáng kiến
Để thực hiện có hiệu quả việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Thường xuyên xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn về các phương pháp giáo dục tiên tiến cho đội ngũ giáo viên giáo viên.
Biện pháp 2: Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến một cách khoa học vào hoạt động dạy trẻ.

Biện pháp 3: Những ứng dụng và trải nghiệm thực tế của trẻ sau những giờ học trên lớp.

Biện pháp 4: Tổng kết, biểu dương những nhân tố tích cực trong dạy học.
4. Những thông tin cần được bảo mật: Không
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Nhà trường đã có đầy đủ điều kiện, cả về nhân lực, vật lực và sự tâm huyết của cán bộ, giáo viên để tiến hành áp dụng sáng kiến, đảm bảo tốt nhất cho việc thực hiện.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sau khoảng 6 tháng áp dụng (từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021), sáng kiến “Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non. đã mang lại hiệu quả tích cực:
Sau khi kiến nghị các biện pháp giúp giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ thì số lượng giáo viên cho việc việc ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ là cần thiết đã tăng lên đáng kể, giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ nhiều hơn và linh hoạt hơn, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ đã giảm đi nhiều. Đồng thời, số trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, số trẻ có kỹ năng tự phục vụ, thực hiện tốt những quy định chung của nhóm, lớp, số trẻ tự tin trong giao tiếp, có khả năng thuyết trình trước đám đông, chủ động trong các hoạt động làm việc nhóm, số trẻ sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm đã tăng lên rõ rệt.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử
Sau khi áp dụng sáng kiến, Trẻ hào hứng đến trường, rất hứng thú trong giờ học, trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo hơn. Các kỹ năng tự phục vụ cũng như giao tiếp tự tin hơn trong các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa…
Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con mình tích cực học tập, tự tay làm ra những sản phẩm đẹp, phong phú, thích khám phá và luôn cho mình là “những nhà chế tạo”. Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động học cũng như phong trào của nhà trường. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp nguyên vật liệu và cùng con trải nghiệm tại nhà.
Giáo viên linh hoạt hơn, luôn có ý thức tìm tòi học hỏi về những phương pháp dạy học mới
 Bước đầu giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch giáo dục tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến vào các hoạt động dạy trẻ một cách phù hợp.
         Qua đây nhà trường cũng xác định được vai trò định hướng các nội dung trong việc ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện tính sáng tạo cho trẻ;
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Đông, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Người nộp đơn





Nguyễn Thị Nhung

















 
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
I ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1

Lý do chọn đề tài

5
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Đối tượng nghiên cứu 5
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
1 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài. 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
2 Thực trạng của vấn đề 7
3 Các biện pháp thực hiện 9
3.1  Biện pháp 1: Thường xuyên xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn về các phương pháp giáo dục tiên tiến cho đội ngũ giáo viên.
9
3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến một cách khoa học vào hoạt động dạy trẻ.
11
3.3

Biện pháp 3: Những ứng dụng và trải nghiệm thực tế của trẻ sau những giờ học trên lớp.

     20
3.4 Biện pháp 4: Tổng kết, biểu dương những nhân tố tích cực trong dạy học. 23
4 Kết quả 24
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 25
1 Kết luận 25
2 Những khuyến nghị 25
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Khi nói về đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng "trẻ nhỏ biết gì mà dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong” hay “mầm non chỉ chăm sóc tốt là được, mầm non đâu cần đổi mới phương pháp"... Sự thật hoàn toàn không phải vậy. Trẻ không chỉ là được chăm sóc mà còn phải được học. Nhưng học ở đây phải làm sao thật tự nhiên, tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tự tìm hiểu, khám phá bằng sự yêu thích và sáng tạo của mình. Chính vì những yêu cầu như vậy đã tạo nên một xu hướng đổi mới tiên tiến trong giáo dục mầm non. Có thể nói, đây chính là xu hướng mới trong giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non là điều hết sức cần thiết, để giúp trẻ có thể tự khám phá, tìm hiểu bằng chính sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên nhất có thể, giúp mang lại sự hứng thú cho trẻ.
          Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp hướng dẫn giáo viên đưa những phương pháp dạy học tích cực cho trẻ một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Và tôi xin phép được chia sẻ đề tàiBiện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm ra biện pháp phù hợp giúp giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ một cách hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường;
Nâng cao và phát huy năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp giáo viên có thể phát hiện được tiềm năng sáng tạo, cách tư duy của từng học sinh trong lớp.
Giúp giáo viên và trẻ sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, hòa nhập với hệ thống tri thức toàn cầu.
 Giúp các bé hình thành thói quen học tập tốt: tự học, chủ động thể hiện ý kiến cá nhân, phát huy tinh ở trẻ thần hợp tác, đoàn kết trong các giờ học làm việc nhóm.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện trên 100% giáo viên và học sinh trường mầm non Sen Hồng.
- Phạm vi thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.
- Địa điểm: Tại trường mầm non Sen Hồng.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài.

1.1. Cơ sở lý luận:
Phương pháp giáo dục có thể xem là kim chỉ nam định hướng cho chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh những phương pháp truyền thống được duy trì và phát triển có chọn lọc thì phương pháp giáo dục tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam.
A. Kômenski đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”. Trong xã hội hiện đại, với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, thời gian trên lớp học không đủ để trang bị cho người học mọi tri thức và không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến thức. Vì vậy cần phải dạy phương pháp học ngay từ bậc mầm non và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng. Bản chất việc học của trẻ em là thông qua bắt chước, khám phá trải nghiệm thực hành dễ hiểu về sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh đồng thời trẻ học cách diễn đạt những hiểu biết thông qua những chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy sang tạo trẻ tiếp thu kiến thức và hình thành các kỹ năng chơi qua trải nghiệm.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cũng được thể chế hoá trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp hiện nay là làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, chống lại thói quen học tập thụ động đang tồn tại phổ biến hiện nay. Nói cách khác là phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Dựa vào những cơ sở trên một lần nữa khẳng định xu hướng giáo dục phát huy tích tích cực của người học bằng các phương pháp giáo dục tiên tiến và nội dung dạy học phong phú.
             1.2. Cơ sở thực tiễn:
             Xã hội của chúng ta đang không ngừng đổi mới và phát triển, song hành với sự phát triển ấy thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập nhiều nhất trong những năm học gần đây. Có rất nhiều phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hay, mới, sáng tạo được triển khai, tập huấn đến người dạy, yêu cầu một phương pháp dạy học hiệu quả được đặt ra với người giáo viên.                                                                                                                                                                    
Thực hiện chiến lược giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế cần coi trọng yếu tố con người. Việc xem xét và học tập, áp dụng những kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu giáo dục trẻ ở các nước tiêu biểu trên thế giới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước, đón đầu những yêu cầu mới của xã hội đối với ngành giáo dục mầm non trong tương lai là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, vận dụng tư tưởng giáo dục tiên tiến trên thế giới trong quản lí và thực hiện chương trình đào tạo giáo viên mầm non, chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam cũng còn một số bất cập do những lí do khách quan và chủ quan. Kết quả chăm sóc-giáo dục trẻ trẻ chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu của ngành GDMN theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Vì vậy, lựa chọn phương pháp giáo dục nào để trẻ yêu thích hoạt động, tích cực tự khám phá, trải nghiệm, học sâu và chuẩn bị tốt những tiền đề quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống của trẻ sau này là vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đội ngũ giáo viên trong trường chưa thực sự hiểu và áp dụng tốt về các phương pháp giáo dục tiên tiến vào dạy trẻ, tôi luôn đặt ra cho đơn vị mình tiêu chí dạy học hiệu quả nhất, chất lượng nhất và phát huy tốt nhất khả năng tự học, tự khám phá của trẻ. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non
2. Thực trạng của vấn đề
Trường có tổng diện tích là 4.945m² với quy mô 18 lớp học và các phòng chức năng. Năm học 2020-2021 trường hoạt động 15 nhóm, lớp với tổng số 530 học sinh và 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây là năm học thứ 3 trường đi vào hoạt động. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi
* Về phía nhà trường:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông.
- Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết, tích cực, chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đồng bộ, có môi trường khang trang xanh - sạch - đẹp, cơ sở vật chất, có đủ các phòng học cho từng độ tuổi, cảnh quan môi trường sư phạm rộng rãi thoáng mát và có một khu nên thuận lợi cho công tác quản lý.
- 100% cán bộ quản lý đều có trình độ trên chuẩn; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có trình độ chuyên môn khá vững vàng, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao. Giáo viên trong nhà trường “yêu nghề, mến trẻ”, nhiệt tình chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Về phía bản thân:
- Bản thân có 15 năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, yêu nghề, nhiệt huyết, ham học hỏi, lắng nghe và mong muốn được sáng tạo trong công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch chuyên môn kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Được tham gia học tập các chuyên đề trọng tâm của sở, phòng giáo dục như: Chuyên đề phát triển thể chất, chuyên đề tạo hình, chuyên đề âm nhạc, chuyên đề phát triển nhận thức, chuyên đề ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào dạy trẻ mầm non, chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề xây dựng kế hoạch giáo dục…
* Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh trẻ, năng động, nhiệt tình, quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con.
2.2. Khó khăn
* Về phía nhà trường:
- Trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên, nhân viên còn rất trẻ, có nhiều giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Một số giáo viên biên chế mới đến từ các quận, huyện xa, còn nhiều sự khác biệt về môi trường làm việc, đặc điểm các địa phương, phong cách làm việc cũ…. Chính vì vậy nhà trường gặp khó khăn trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, chưa hiểu hết về tâm lý, tính cách và năng lực cá nhân mỗi giáo viên để sắp xếp đội ngũ cho phù hợp. 
- Trình độ của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế nên hiệu quả tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh còn thấp; việc ứng dụng các kỹ thuật thông tin dạy học chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ.
* Về phía bản thân:
Là phó hiệu trưởng chuyên môn với kinh nghiệm 2 năm. Tôi thấy bản thân còn ít kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý.
* Về phía phụ huynh:
Nhiều phụ huynh còn trẻ, công việc bận rộn nên chưa có nhiều thời gian trao đổi với cô giáo về tình hình của con, cũng như phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
           Trước tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ để tìm ra biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non.
3. Các biện pháp thực hiện:
Trước đây, giáo viên của tôi đơn thuần chỉ là thực hiện nhiệm vụ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của ngành Vì vậy, kết quả chưa đạt được như mong muốn, giáo viên chưa có sự đầu tư, sự sáng tạo và thực sự tâm huyết trong từng hoạt động dạy trẻ; đa số trẻ chưa chủ động, tự tin và thích thú với các hoạt động trải nghiệm
Với cách mà giáo viên là trung gian tổ chức cho trẻ tự tìm hiểu vấn đề, các con sẽ học được nhiều điều, nhiều kỹ năng hơn nữa thì chúng ta không ai có thể phủ nhận. Vậy vấn đề là làm sao để giáo viên có thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, cân nhắc trước mỗi tiết dạy về việc sẽ lựa chọn phương pháp dạy học nào, cách thức tổ chức ra sao, trong quá trình tổ chức cần phải sử dụng những kỹ thuật gì và cần những phương tiện hỗ trợ nào cho mình. Sau đây là một số biện pháp tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện tại đơn vị mình.
3.1. Biện pháp 1: Thường xuyên xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn về các phương pháp giáo dục tiên tiến cho đội ngũ giáo viên giáo viên.
“Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Hiểu được vai trò quan trọng của người giáo viên trước yêu cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non luôn không ngừng đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học. Vì vậy, ban giám hiệu chúng tôi luôn ưu tiên cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Mỗi buổi tập huấn về chuyên môn là cơ hội để đội ngũ giáo viên được học hỏi, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và đồng thời truyền lửa nhiệt huyết, khích lệ tinh thần học hỏi và sang tạo của mỗi cô giáo.
          Bản thân tôi suy nghĩ rằng, nếu muốn chuyên môn của giáo viên được tăng lên thì điều đầu tiên là bản thân người quản lý chuyên môn phải không ngừng học hỏi để nâng cao sự hiểu biết của mình. Vì vậy, ngoài việc được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề do sở, phòng giáo dục tổ chức như chuyên đề đổi mới các lĩnh vực thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ, chuyên đề ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến như Montessori, Regio Emilia, Steam… thì bản thân tôi luôn tự học, tự nghiên cức qua sách, báo, các trang mạng uy tín của Việt Nam và nước ngoài về giáo dục mầm non…
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo hình thức đổi mới cho các đồng chí giáo viên với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Tập huấn cách xây dựng kế hoạch năm học, cách xây dựng các dự án trong năm học, cách xây dựng hoạch tháng, kế hoạch tuần cũng như cách soạn giáo án hay kinh nghiệm tiếp cận và ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động giáo dục trẻ…  Bản thân tôi luôn chủ động xây dựng kế hoạch năm, bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề…bám sát với nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Những chuyên đề nhằm chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học theo chương trình mới, những phương pháp giáo dục tiên tiến, lồng ghép giáo dục trong các dự án. Hoạt động chuyên đề ngoài mục đích thống nhất các nội dung chuyên môn còn rèn cho giáo viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dạy học phát huy tính tích cực của người học.
     
Hình ảnh buổi tập huấn về PP giáo dục             Buổi bồi dưỡng cho giáo viên
         STEAM do PGD tổ chức                               về PP giáo dục tiên tiến

Không chỉ chuyên đề lý thuyết, sau mỗi buổi tập huấn tôi sẽ phân công giáo viên cốt cán thể hiện nội dung dạy học bằng một số tiết dạy cụ thể. Buổi rút kinh nghiệm và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các giáo viên trong trường sau mỗi tiết dạy thực hành sẽ giúp các cô mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân của mình từ đó hiểu hơn về phương pháp dạy học.
 Bước tiếp theo tôi động viên những giáo viên còn ít kinh nghiệm mạnh dạn đăng ký ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ. Không chỉ là những tiết dạy của những giáo viên tiêu biểu, cốt cán, các đồng chí giáo viên khác cũng học hỏi được nhiều. Tuy vấn đề này không phải là vấn đề mới mẻ nhưng qua chuyên đề, giáo viên cũng được nhắc nhở, được hâm nóng lại các nội dung quan trọng, được quán triệt các yêu cầu về phương pháp giáo dục tiên tiến. Tiết thực hành được góp ý, phân tích đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu chủ yếu về cách thức tổ chức, về các phương pháp và kỹ thuật dạy học kích thích tư duy của trẻ. Ngoài giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức vững vàng, tôi còn hướng dẫn và động viên những giáo viên mới, giáo viên ít kinh nghiệm được thực hành để nâng cao chuyên môn cũng như phát huy tính sáng tạo và mặt mạnh của mỗi giáo viên. Không chỉ tổ chức các buổi chuyên đề tập trung mà mỗi tháng tôi còn tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của từng khối, lắng nghe những khó khăn của các cô để cùng tháo gỡ.
Tôi thường xuyên giới thiệu và khuyến khích giáo viên tham khảo các trang giáo dục nước ngoài hoặc những trang facebook của những trường uy tín để lựa chọn làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lớp mình hoặc học hỏi thêm về các phương pháp dạy học mới.
3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến một cách khoa học vào hoạt động dạy trẻ.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020- 2021 đó là ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào các hoạt động giáo dục trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên các phương pháp dạy học tiên tiến tiến như Montessori, dạy học theo sơ đồ tư duy, Steam, dạy học theo dự án…
Sau khi được tập huấn các phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam, Montessori, Reggio Emilia, mindmap… do phòng giáo dục tổ chức cùng với sự tự tìm hiểu, học hỏi trên các trang mạng uy tín. Tôi nhận thấy việc ứng dụng có chọn lọc các phương pháp giáo dục này vào các hoạt động dạy trẻ là vô cùng cần thiết. Trên thực tế trong 2 năm qua tại trường tôi cũng đã áp dụng những phương pháp này vào các hoạt động dạy trẻ nhưng hiệu quả chưa cao do sự nhận thức về các phương pháp này còn chưa đầy đủ.
Năm học 2020- 2021 nội dung ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp hiệu quả trong tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi là một trong những nhiệm vụ mà phòng giáo dục Hà Đông đã đặt ra yêu cầu với các nhà trường. Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu sâu và chỉ đạo giáo viên từng bước ứng dụng và tiếp cận các phương pháp giáo dục này.
KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ.

 
Tháng Tên phương pháp giáo dục           Tên hoạt động ứng dụng vào các lứa tuổi
  5-6 tuổi    4-5 tuổi   3-4 tuổi 24-36th

    T9
    Montessori Cách chuyển vật thể bằng nhíp Cách lấy thảm, trải thảm và cuộn thảm Cách bê ghế, ngồi ghế và cất ghế
 
Cách xì mũi và lau mũi




T10
    Montessori Cách đóng và mở - cửa ra vào Cách vò khăn vắt khăn Cách chuyển vật thể bằng tay , cách rửa tay Cách chào hỏi lễ phép
 
      Steam Làm khuôn mặt cảm xúc Thiết kế giường ngủ Làm kéo  
  Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map     Cơ thể Hạnh phúc    



T11
    Montessori Cầm và chuyển đồ dùng sắc nhọn
 
Bộ rót nước từ 1 nồi sang 3 cốc khác nhau -Đóng, mở nắp hộp
- Cách gấp khăn và cuộn khăn
Cách bê ghế, ngồi ghế và cất ghế
      Steam Làm nhà nổi chống lũ Xếp nhà bằng que đè lưỡi    
Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map
 
Côn trùng và nhện Cảm xúc Bàn tay  



T12
    Montessori - Cách dập lỗ  dập ghim
- Cách đan nong mốt
Cách đóng và mở - cửa ra vào -Lau lá cây
- Cách tuốt rau ngót
Cách chuyển vật thể bằng tay
      Steam Thí nghiệm với những viên đá Thí nghiệm tạo cầu vồng Thí nghiệm về sự biến đổi màu sắc  
Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Nghề nghiệp Mùa đông    






T1
    Montessori -Cách sử dụng tua vít ngắn
-Làm sinh tố
Cầm và chuyển đồ dùng sắc nhọn
 
-Cách mặc áo
- Rót nước từ bình sang 3 chén nhỏ giống nhau
Cách chào hỏi lễ phép
 
      Steam Làm đồ tái chế Làm lọ trồng cây từ chai nhựa Làm mũ bảo hiểm  
    Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Môi trường Mùa xuân Cá vàng  




T2
    Montessori Tập khoá và mở khoá Cách chuyển nước bằng xi lanh Cách cởi và cài khuy áo to/nhỏ Cách chuyển vật thể bằng tay
      Steam Thí nghiệm gieo hạt đậu Thí nghiệm gieo hạt đậu Sự kì diệu của bắp ngô  
Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Hạt và sự nảy mầm Cây xanh Bắp ngô  




T3
    Montessori Cách gọt bút chì Cách chuyển vật thể bằng đũa Chuyển vật thể (Rót khô) từ cốc trong sang cốc trong Cách chuyển vật thể bằng thìa to
      Steam Thiết kế dù Làm đồng hồ cát    
Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Đồ tái chế PTGT Trái cây  





T4
    Montessori Cách cắt móng tay Đóng mở ví da -Cách bày bàn ăn
-Cách bóc trứng
Bài nảy hạt
      Steam Làm ô tố 4 bánh từ bìa cát tông
 
Làm đồng hồ
 
   
Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Mùa hè Mùa hè Mùa hè  

T5
    Montessori Mở và thắt nút dây giầy
 
Cách đóng, mở đai da Chuyển vật thể bằng nồi ra hai cốc giống nhau Cách gấp khăn và cuộn khăn
      Steam Xây lâu đài Làm thuyền nổi trên mặt nước Làm ô chống nắng  
    Dạy học theo dự án và sơ đồ tư duy Mind Map Con rối Trái cây Trang phục  
             
* Ứng dụng phương pháp Montessori vào dạy trẻ đặc biệt là kĩ năng thực hành cuộc sống
            Ngay từ đầu năm học trong bản đăng ký chỉ tiêu với phòng giáo dục chúng tôi đã ưu tiên cho việc đầu tư các bộ giáo cụ Montessori tại 100% các nhóm lớp phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Tháng 10/2020 chúng tôi xây dựng chuyên đề “Cách làm các bộ giáo cụ Montessori” tại lớp A1. Chuyên đề thành công, tôi giao nhiệm vụ cho mỗi lớp làm những bộ giáo cụ phù hợp với lớp mình. Được sự vào cuộc đồng lòng của các bậc phụ huynh cùng với sự chăm chỉ, khéo léo của giáo viên nên đến cuối tháng 11/2020 toàn bộ các lớp đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể: Bộ giáo cụ lĩnh vực phát triển nhận thức: 20 bộ/1nhóm, lớp; Bộ giáo cụ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: 10 bộ/ lớp; bộ giáo cụ Montessori lĩnh vực thực hành cuộc sống: 20- 30 bộ/ 1 nhóm, lớp.
Ban giam hiệu đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng hệ thống các bài học ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori cho từng độ tuổi. Từ những bài học đầu tiên như chuyển hạt từ bát này sang bát khác đến những bài phức tạp hơn như: Đóng mở cúc áo; đóng mở khóa; buộc dây; đóng mở đai; dùng đũa gắp; rót nước, đóng đinh...Các hoạt động được tổ chức theo các cách thức từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi hoạt động gồm 3 bài học theo 3 mức độ khó dần. Hoạt động rèn kĩ năng thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori trong nhà trường không chỉ giúp rèn luyện cơ tay, các vận động thô và tinh mà còn rèn cho các bé tính cẩn thận, kiên trì, tập trung trong công việc và hướng đến mục đích xã tốt đẹp là giúp trẻ có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để chăm sóc bản thân, giúp đỡ cô giáo, bố mẹ. Ở lĩnh vực ngôn ngữ và phát triển nhận thức, trẻ có cơ hội tiếp cận với những hoạt động Montessori thú vị với các giáo cụ sinh động, trực quan. Các giáo viên Montessori đã trực tiếp hướng dẫn trẻ thực hiện viết theo mẫu và viết sáng tạo, làm chữ bằng cát, nhận biết các nguyên âm, phụ âm, âm ghép và âm vị của chúng, đọc, hiểu và tạo từ, câu ngắn và rèn kỹ năng đọc sách đúng nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, kẹp số tương ứng với số lượng… 
Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và mọi người đang đứng     Có thể là hình ảnh về trẻ em, đang ngồi, đang đứng và văn bản cho biết 'dua hau'
Kỹ năng thực hành cuộc sống lĩnh vực PTNN và PTNT
 
Trẻ thực hành kỹ năng vắt nước cam, khâu vá
 
Trẻ thực hành kỹ năng nhặt rau, rót nước
      Có thể là hình ảnh về 1 người  Có thể là hình ảnh về 3 người, trẻ em, mọi người đang ngồi và thực phẩm
Buổi thực hành làm bánh mỳ kẹp, làm bánh chôi
 
Một số kỹ năng: Xâu vòng, rót nước, hót rác
Ứng dụng phương pháp STEAM:
          Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trong GDMN, điểm nổi bật của phương pháp STEAM là sự kết nối giữa các lĩnh vực, các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn giúp trẻ có thể rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng phương pháp STEAM nhà trường đã yêu cầu giáo viên xây dựng nội dung giáo dục với các đề tài cụ thể, gần gũi, thiết thực, thu hút trẻ say mê sáng tạo. Những trải nghiệm thú vị, những thí nghiệm đặc biệt khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kỹ năng hoạt động nhóm.
            Sau khi đã duyệt những nội dung cụ thể tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong đề tài đó. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương pháp Steam để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Qua các tháng của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kỹ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án học tích hợp đó là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
    
Hoạt động trải nghiệm “Gói bánh chưng ngày tết cổ truyền”
  
Hoạt độg trải nghiệm “làm nhà nổi chống lũ”
Có thể là hình ảnh về 6 người, trẻ em, mọi người đang đứng và mọi người đang ngồi
Thí nghiệm: Sự kì diệu của màu sắc
Ứng dụng phương pháp Sơ đồ tư duy Mind Map
 Mindmap là phương pháp sử dụng hình ảnh để diễn đạt hệ thống kiến thức theo một hệ thống nhất định. Được sử dụng rộng rãi trong việc thể hiện kiến thức về học tập, công việc… Hiểu theo một cách tổng quát nhất, sơ đồ tư duy mindmap giúp người dùng vẽ ra một bức tranh tổng quát, tóm tắt thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Đối với trẻ mầm non phương pháp Mindmap được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi nhớ một cách sáng tạo. Nó ứng dụng triệt để trí nhớ của trẻ, kích thích trí tưởng tượng, óc sang tạo của trẻ…
          Sau khi tham khảo, tìm hiểu và thấy được lợi ích của phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy, vào khoảng giữa tháng 10/2020 tôi đã mạnh dạn gợi ý cho giáo viên áp dụng dạy trên trẻ đặc biệt với những tiết khám phá. Đầu tiên tôi áp dụng trên trẻ 4,5 tuổi. Điều làm tôi ngạc nhiên là trẻ vô cùng hào hứng với phương pháp học tập này, trẻ chủ động tự tin hơn khi đứng thuyết trình trước đông người, tư duy logic phát triển và khả năng nhớ lâu hơn. Vì vậy, đến tháng 11/2020 tôi động viên nhóm giáo viên khối 3 tuổi áp dụng trên trẻ của mình. Cứ thế mỗi tháng chúng tôi ở mỗi khối sẽ có 1 dự án được áp dụng dạy và học theo phương pháp Mind Map này. Tuy chưa có nhiều đột phá vì đây là phương pháp mới nhưng tôi nhận thấy nó thực sự là một phương pháp hay, hiệu quả roc rệt trên trẻ và cần được áp dụng rộng hơn nữa.
   
Hình ảnh trẻ xây dựng và thuyết trình theo sơ đồ tư duy Mindmap
Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án.
Dạy trẻ học tạo hình theo dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. Qua đó trẻ tạo ra được các sản phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi người. Dạy học theo dự án là tôn trọng sự khác biệt nên việc thiết kế môi trường phong phú để trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung tạo hình phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình. Người giáo viên khi xây dựng nội dung dự án cần chú ý đến tính thực tiễn, gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ.
Ví dụ trong dự án “Trang phục” diễn ra với rất nhiều các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi, thực hành trong suốt hai tuần lễ, tuần đầu tiên của dự án là vô vàn các câu hỏi được các con đặt ra và mong muốn tìm được lời giải đáp. Sau một tuần đầu làm quen và nắm bắt thông tin, tuần thứ hai được diễn ra với một chuỗi các hoạt động thực hành chuyên sâu, giúp các con có cái nhìn cũng như cách cảm nhận khách quan và thực tế. Hoạt động chiều các bạn được cô giáo hướng dẫn gấp quần áo, nhưng bằng một cách rất đặc biệt: Gấp trang phục với máy gập quần áo. Bằng việc sáng tạo các tấm bìa các tông, cô giáo đã giúp các bạn chế tạo chiếc máy gấp quần áo của chính mình.
Sau buổi hoạt động các bạn nhỏ được làm quen và học làm người mẫu. Tại đây, cô giáo đã hướng dẫn các bạn nhỏ cách đi catwalk trên sân khấu, cách tạo dáng và biểu diễn thời trang sao thật chuyên nghiệp mà không kém phần nhí nhảnh, đáng yêu.
Để có một dự án trang phục thành công và đem lại hiệu quả cụ thể nhìn thấy được, cùng ngày vào buổi chiều, các bạn nhỏ được tham gia vào hoạt động rất thiết thực và bổ ích: Sáng tạo đo, cắt, tự tạo trang phục từ các bộ quần áo đã cũ.
Tiếp nối ngay sau hoạt động cắt, may trang phục, các bạn nhỏ được cô giáo dẫn tới cửa hàng thế giới thời trang để thực hành kỹ năng lựa chọn đồ và tự tay mua sắm sản phẩm quần áo cho chính mình.
Để kết thúc dự án, các bé đã có buổi dã ngoại tới thăm làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Mục tiêu mấu chốt của hoạt động này là đem đến cho các con cái nhìn chân thực nhất về một hoạt động sản xuất mang đậm tính truyền thống: vải lụa.
Những dự án như vậy được trải dài trong suốt 1 năm ở các độ tuổi giúp trẻ hứng thú với việc học và khám phá.
        
 Hình ảnh dự án: Trang phục

   
Dự án “cây”
Có thể là hình ảnh về 5 người     
Buổi thực hành làm sinh tố dưa hấu trong dự án: Trái cây

    Có thể là hình ảnh về 2 người
Buổi thực hành làm kem chuối trong dự án: Trái cây
3.3. Biện pháp 3: Những ứng dụng và trải nghiệm thực tế của trẻ ngoài những giờ học trên lớp.
*Hoạt động ngoại khóa, lễ hội
          Hoạt động ngoại khóa là sự lồng ghép hài hòa với chương trình giáo dục, cung cấp cho trẻ các hoạt động thực tiễn, đa dạng giúp phát triển toàn diện năng khiếu, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra, những kĩ năng mà trẻ được cô giáo dạy với việc ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến sẽ được thực tiễn hóa vào các hoạt động ngoại khóa một cách linh hoạt và tự nhiên nhất. Dựa vào kế hoạch năm học, sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của trẻ, ban giám hiệu chúng tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ và các hoạt động nghoại khóa phù hợp với từng sự kiện, dự án, các ngày lễ lớn trong năm.
Vúi dụ: 
- Với sự kiện “Bé vui tết trung thu” chúng tôi tổ chức cho các bé tại các lớp cùng cô giáo của mình tham gia bày mâm ngũ quả và làm những chiếc đèn lồng trang trí cho đêm hội;
- Với sự kiện triển lãm tranh chủ đề “Nụ cười hạnh phúc”, chúng tôi cho trẻ ở mỗi lớp sẽ tự thuyết trình về khu vực triển lãm ảnh của lớp mình. Từ đó rèn sự tự tin nói trước đám đông của trẻ;
- Với sự kiện “Xuân yêu thương” chúng tôi cho trẻ được trải nghiệm cùng bố mẹ và cô giáo gói những chiếc bánh chưng và tham gia biểu diễn thời trang về tết cổ truyền của dân tộc;
- Với sự kiện “Ngày hội taios chế” chúng tôi yêu cầu các cô giáo tại mỗi lớp tái chế những đồ dùng tư túi xách, lọ hoa, tạp dề, tranh đá…từ những nguyên liệu bỏ đi như: chai nhựa, vải vụn, lá cây, bìa cattong, sỏi…

   

 
Sự kiện “Ngày hội tái chế”
 
Sự kiện “Lễ hội hóa trang”
*Hoạt động trải nghiệm của trẻ khi ở nhà.
Với mỗi phương pháp ứng dụng vào dạy trẻ chúng tôi đều đề cao sự phối kết hợp của phụ huynh để chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
-Với mỗi dự án hay chủ đề khám phá nào đó sắp diễn ra, chúng tôi đều có những “thư gửi gia đình”. Thông qua đó bố, mẹ trẻ sẽ biết được con sẽ học gì ở lớp? Bố mẹ cần phối hợp như thế nào khi con về nhà? …. Đó là sự kết nối yêu thương một cách tuyệt vời nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục mỗi đứa trẻ thành một con người toàn diện trong tương lai.
 
                                   Thư gửi gia đình trước mỗi dự án

   
Bé làm lều tại nhà cùng gia đình

  May be an image of child
         Hình ảnh bé giúp mẹ thái rau                        Bé cùng mẹ làm đèn trung thu

3.4. Biện pháp 4: Tổng kết, biểu dương những nhân tố tích cực trong dạy học.
Sau khi hoàn thành chương trình học kỳ 1, tôi tổng kết nhằm đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được và xem xét lại những điểm tích cực hay hạn chế của việc dạy học. Phân tích các mặt mạnh của phương pháp dạy học mới. Qua đó, nhằm biểu dương những cá nhân tích cực trong việc thực hiện tốt các kỹ năng dạy học cũng như giúp đỡ những giáo viên chưa thực hiện tốt. Sau mỗi đợt chuyên đề, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường cũng tổ chức việc tổng kết, rút kinh nghiệm. Đưa ra phân tích, tuyên dương những giờ học hay, những giờ giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, áp dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả nhất các phương pháp dạy học tiên tiến. Phân tích, nhân rộng những hình thức tổ chức tốt cho trẻ trong các hoạt động. Từ đó, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để khích lệ giáo viên. Một số giờ học tiêu biểu chúng tôi đã mời phụ huynh tới dự và cùng trải nghiệm các hoạt động học và chơi cùng con.
Có thể là hình ảnh về 9 người, trong đó có Diệu Âm Diệu Trang và Thị Hoài Vũ và mọi người đang đứng
Biểu dương những cá nhân có thành tích tốt trong dạy học
  
Hình ảnh một số giờ học có sự tham gia của phụ huynh
      4. Kết quả:
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy kết quả đạt được như sau:
  1. Về phía trẻ và phía phụ huynh
Trẻ hào hứng đến trường, rất hứng thú trong giờ học, trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo hơn. Các kỹ năng tự phục vụ cũng như giao tiếp tự tin hơn trong các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa…
Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con mình tích cực học tập, tự tay làm ra những sản phẩm đẹp, phong phú, thích khám phá và luôn cho mình là “những nhà chế tạo”. Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động học cũng như phong trào của nhà trường. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp nguyên vật liệu và cùng con trải nghiệm tại nhà.

 
  1. Về phía giáo viên và nhà trường
-Xác định được vai trò định hướng các nội dung trong việc ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện tính sáng tạo cho trẻ;
- Giáo viên linh hoạt hơn, luôn có ý thức tìm tòi học hỏi về những phương pháp dạy học mới
- Bước đầu giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch giáo dục tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến vào các hoạt động dạy trẻ một cách phù hợp.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    I.Kết luận.
               Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức. GDMN cần khẳng định vai trò và vị trí của mình, mỗi giáo viên MN cần không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lực, cần tạo cho mình bản lĩnh nghề nghiệp và kĩ năng học tập suốt đời nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thời đại. Giáo dục mầm non lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hình phát triển cho trẻ sau này. Sau khi thực hiện đề tài này tôi thấy
               Việc đổi mới phương pháp dạy trẻ là một điều cần thiết vì đến trường, trẻ không chỉ là được chăm sóc mà còn phải được học, được khám phá bằng sự yêu thích và sáng tạo của mình. Chính vì những yêu cầu như vậy đã tạo nên một xu hướng mới trong giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm đầu.
               Sau khi thực hiện có hiệu quả việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiến tiến vào hoạt động dạy trẻ, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Cần chú trọng việc bồi dưỡng cho độ ngũ giáo viên kiến thức và cách ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến
- Kích thích và tạo động lực, khen thưởng kịp thời cho những giáo viên có nhiều đổi mới để họ không ngừng sáng tạo, cống hiến.
- Tạo cơ hội và môi trường tốt cho trẻ phát huy tính tích cực, hồn nhiên và sự đam mê vào các hoạt động trải nghiệm.
2. Những khuyến nghị:
 *Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo:
 Nhà trường rất mong được phòng giáo dục và các cấp lãnh đạo tổ chức thêm những buổi chuyên đề về phương pháp giáo dục tiến tiến để các cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện nâng cao chuyên môn hơn nữa.
 *Đối với nhà trường:
Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên để họ ngày càng tâm huyết và cống hiến nhiều hơn trong công việc.

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN
1. Cuốn RAINY DAY ACTIVITIES FOR KIDS. Sách nước ngoài
2 Tâm lí học trẻ em Đại học sư phạm
3  Nuôi Dạy Con Theo phương pháp Montessori Tác giả: Tim Seldin
4 Hướng dẫn hoạt động Steam cho trẻ mẫu giáo NXB giáo dục Việt Nam
5 Giáo dục học mầm non Đại học sư phạm
6 Tạp chí khoa học Giáo dục  
7 Hướng dẫn thực hành lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Hoàng Thị Dinh - Nguyễn Thị Thanh Giang - Bùi Thị Kim Tuyến
8 Một số các trang mạng uy tín  
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non mà tôi đã triển khai và được áp dụng trong trường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp, của đồng nghiệp để tôi học hỏi và hoàn thiện đề tài hơn.            
         Xin chân thành cảm ơn!
     Hà Đông, ngày 18 tháng 3 năm 2021
                                              Tác giả
                                                                          


     Nguyễn Thị Nhung














 PGD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG MN SEN HỒNG                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 


PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN

1. Tên SKKN: Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non”.
2. Đối tượng khảo sát: Trẻ, giáo viên.
Bảng 1: Khảo sát trên 24 giáo viên trong nhà trường liên quan đến đề tài SKKN.
STT Nội dung Không
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Theo đ/c việc ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ có cần thiết không? 10 42% 14 58%
2 Đ/c có ứng dụng các PP GD tiên tiến vào dạy trẻ trong lớp của mình không? 9 38% 15 62%
3 Đ/c có gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ không? 16 67% 8 33%

Bảng 2: Khảo sát trên 300 học sinh trong nhà trường liên quan đến đề tài SKKN
STT Nội dung Không
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm. 140 47% 160 53%
2 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ, thực hiện tốt những quy định chung của nhóm, lớp 120 40% 180 60%
3 Trẻ tự tin trong giao tiếp, có khả năng thuyết trình trước đám đông, chủ động trong các hoạt động làm việc nhóm. 100 33% 200 67%
4 Trẻ sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm. 90 30% 210 70%
                                                                       
 Hà đông, ngày 15 tháng 9 năm 2020
Người khảo sát

                                                                                        Nguyễn Thị Nhung

  PGD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG MN SEN HỒNG                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 



PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN

1. Tên SKKN: Biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ ở trường mầm non”.
2. Đối tượng khảo sát: Trẻ, giáo viên.
Bảng 1: Khảo sát trên 24 giáo viên trong nhà trường liên quan đến đề tài SKKN.

 
STT Nội dung Không
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Theo đ/c việc ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ có cần thiết không? 24 100% 0 0%
2 Đ/c có ứng dụng các PP GD tiên tiến vào dạy trẻ trong lớp của mình không? 24 100% 0 0%
3 Đ/c có gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động dạy trẻ không? 5 21% 19 79%

Bảng 2: Khảo sát trên 300 học sinh trong nhà trường liên quan đến đề tài SKKN

 
STT Nội dung Không
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm. 280 93% 20 7%
2 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ, thực hiện tốt những quy định chung của nhóm, lớp 275 92% 25 8%
3 Trẻ tự tin trong giao tiếp, có khả năng thuyết trình trước đám đông, chủ động trong các hoạt động làm việc nhóm. 250 83% 50 17%
4 Trẻ sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm. 190 63% 210 37%
                                                               
  Hà đông, ngày 15 tháng 3 năm 2021
     Người khảo sát

                                                                                         Nguyễn Thị Nhung



 
 
 
 
 
 
 
 



 
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Nhung
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Sáng kiến kinh nghiệm
Gửi lên:
28/10/2021 17:12
Cập nhật:
28/10/2021 17:12
Người gửi:
mnsenhong
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
19.58 MB
Xem:
7244
Tải về:
102
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi

Phòng tiếp đón


Phòng Hiệu trưởng


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay684
  • Tháng hiện tại21,735
  • Tổng lượt truy cập608,517
Ảnh quảng cáo bên trái
TRƯỜNG MN SEN HỒNG
MN SEN HỒNG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây