Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng sống (3-4 tuổi)

 

I.  ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như: biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, nước biển dâng, xa mạc hóa. Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể hơn là nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng the, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon…
Đặc biệt con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan. Đặc biệt đối với trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ rất dễ mắc các bệnh về: nhiễm trùng đường hô hấp, tăng các bệnh truyền nhiễm, dị ứng, giảm trí thông minh.
Chính vì vậy việc cấy thiết hiện nay đó chính là việc bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này thì bản thân tôi là một giáo viên mầm non cần phải dạy trẻ biết bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ để trẻ có những hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để giữ gìn, bảo vệ môi trường, trẻ biết phân biệt được những việc làm tốt – xấu, đúng – sai đối với môi trường nhằm đàm bảo trẻ được phát triển lành mạnh. Để làm được điều đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài của mình là “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.

2. Mục đích nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp trẻ hiểu và hình thành cho trẻ thói quen, hành vi, ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường…
- Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ giáo viên, nhân viên
- Giúp cho phụ huynh học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ đó hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài này được thực hiện trên 35 trẻ mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) nhằm giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.

4.  Phạm vi thực hiện đề tài:

Từ tháng 9 năm 209 đến tháng 2 năm 2020
 - Địa điểm: tại lớp Mẫu giáo bé C1 (3- 4 tuổi).

II.   GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

   1. Cơ sở khoa học

a. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết môi trường của con người là vũ trụ bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường nhân tạo. Nó không chỉ là nơi cho con người và các sinh vật sống mà còn là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống, sản xuất và cũng chính là nơi lưu trữ, cung cấp các thông tin, tài nguyên cho con người. Do vậy môi trường nói trên cùng tồn tại và có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau cùng tác động ảnh hưởng đến sự sinh tồn, phát triển của con người và các cơ thể sinh vật. Việc bảo vệ môi trường là việc không phải của riêng ai, không phải của một quốc gia nào, một tổ chức nào mà đây là nhiệm vụ  chung của mọi người trên toàn thế giới.
Sự ô nhiễm môi trường còn mang lại những hệ lụy lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; nó đe dọa trực tiếp đến môi trường sống trong tương lai của con em chúng ta, vì vậy việc bảo vệ và ngăn chặn những việc làm gây hại đến môi trường là vấn đề cần thiết và cấp bách.  
b. Cơ sở thực tiễn:
Vừa qua, báo cáo của chính phủ gửi Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô dẫn chứng nhiều con số về tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố ngày 19/7/2019. Báo cáo nêu rõ: Thống kê gần đây nhất cho thấy mỗi năm môi trường không khí thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi, con cháu thế hệ sau. Song song với nó là ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của trẻ em với việc bảo vệ môi trường bởi trẻ em là tấm gương phản chiếu hành vi của người lớn. Chính vì vậy việc giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người đặc biệt là với trẻ em là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục trẻ tôi nhận ra một điều quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn ở mầm non ý thức bảo vệ môi trường một cách thường xuyên, bởi trẻ em rất dễ nhớ mà cũng rất dễ quên chính vì vậy việc giáo dục cho trẻ cần được lặp đi lặp lại để từ đó hình thành ý thức và kĩ năng cho trẻ. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này vì nó sẽ góp phần hình thành ý thức tích cực của trẻ với vấn đề  bảo vệ môi trường. Việc làm đó không chỉ giúp trẻ bảo vệ môi trường sống của trẻ mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường sống chung của mọi người. Nhận thức rõ trách nhiệm của một cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”

2. Thực trạng:

2.1. Thuận lợi

- Trường, lớp rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống thoát nước phù hợp, nước và rác thải được xử lý hợp vệ sinh và kịp thời
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo không gian xanh, thoáng mát để giúp trẻ được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch và triển khai nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch giảng dạy, vào các ngày hội, ngày lễ lớn.

2.2. Khó khăn

 Ngoài những thuận lợi thì bên cạnh đó có một số khó khăn sau:
- Do độ tuổi còn nhỏ việc tiếp thu của trẻ còn dễ nhớ, mau quên.
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và có một số trẻ cá biệt nên khả năng chú ý vào các hoạt động của cô còn hạn chế.
- Đa số phụ huynh với suy nghĩ con đến trường là để học đếm, học chữ còn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là việc không cần thiết và không phải là trách nhiệm của mình.
       - Do thiếu sự quan tâm của cha mẹ phụ huynh nên việc phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường còn gặp nhiều hạn chế.

3. Các biện pháp thực hiện

3.1. Biện pháp 1: Xây dựng một không gian an toàn, hạnh phúc kích thích cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

Đối với trường mầm non, việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có kế hoạch xây dựng và cải tạo khuôn viên trong và ngoài lớp học nhằm tạo cho trẻ môi trường vui chơi, học tập và rèn luyện có hiệu quả.
Với môi trường bên ngoài lớp học: Nhà trường đã đầu tư, nâng cấp, thiết kế môi trường cây xanh xung quanh trường học với rất nhiều các loại cây cảnh, cây ăn trái, các loại củ quả. Ngoài ra nhà trường đã trang bị rất nhiều các thùng rác được đặt xung quanh sân trường để góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ xinh môi trường của phụ huynh và trẻ.
Phía sau trường chúng tôi còn trồng các loại rau xanh. Không chỉ tạo được môi trường xanh mà còn cung cấp nguồn thực phẩm xanh và sạch phục vụ cho bữa ăn của cô và trẻ
Hình ảnh: Trẻ thu hoạch rau
 Bên cạnh việc tạo cho trẻ bầu không gian với rất nhiều các cây xanh hơn thế nữa chúng tôi còn xây dựng nên một khu vực riêng cho trẻ đó là khu vực vườn rau của bé. Ở đó trẻ được thực hành những công việc như: cuốc đất, nhổ cỏ, bắt xâu…. Từ đó hình thành và hoàn thiện cho trẻ các kĩ năng thực hành cuộc sống và ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu với thiên nhiên và lao động, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
  Ngoài ra nhà trường còn tạo khu vui chơi vận động cho trẻ hoạt động. Đây là sân chơi thú vị cho trẻ nhưng đòi hỏi sự an toàn rất cao nên nhà trường đã trải thảm cỏ nhân tạo vừa giúp cho trẻ an toàn khi chơi vừa tạo được không gian xanh cho trẻ.

72326984_547870642626655_2202918305558167552_o
Hình ảnh: Vườn rau và khu vui chơi của bé.
Tất cả các khu vui chơi khi nhà trường thiết kế, xây dựng đều đảm bảo tính thẩm mỹ và tính an toàn cao cho trẻ khi tham gia vào học tập, khám phá, trải nghiệm và vui chơi ngoài trời.
 Môi trường trong lớp học: Không gian lớp học tôi luôn bố trí các giá học liệu, đồ dùng đồ chơi sao cho an toàn và vừa với tầm tay lấy của trẻ.  Bên cạnh đó, tôi cùng thường xuyên rà soát loại bỏ những đồ dùng đồ chơi bị hỏng, gãy, vỡ nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, lớp còn có góc thiên nhiên với rất nhiều các loại cây khác nhau để tạo không gian xanh trong lớp học. Với góc thiên nhiên tôi thường xuyên cho trẻ thực hiện những công việc đơn giàn như: lau lá cây, tưới nước và nhổ cỏ cho cây.
Như vậy việc thiết kế môi trường xanh, sạch, đảm bảo an toàn là rất cần thiết cho trẻ vì khi trẻ được sống trong môi trường đó sẽ giúp trẻ ý thức được việc bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa là tạo được lòng tin của phụ huynh khi gửi con vào trường.

 3.2 Biện pháp 2: Bản thân tôi luôn cố gắng là một tấm gương về ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo.

Người ta thường nói rằng “trẻ em là tấm gương phản chiếu các hành động của người lớn” và tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân tôi tự nhận thấy rằng mình phải là một tấm gương cho trẻ noi theo.
Việc đầu tiên tôi quan tâm đến đó là trang phục, tác phong sư phạm. Tôi chào đón trẻ một cách niềm nở, gần gũi để khi trẻ đến trường cảm nhận được tình yêu, sự tôn trọng của cô giáo dành cho trẻ. Môi trường lớp tôi luôn bố trí một cách gọn gàng, khoa học giúp trẻ học được cách cất gọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định sau mỗi hoạt động tham gia trên lớp. Thường xuyên nhắc nhở trẻ biết tiết kiệm nước, điện… bỏ rác đúng nơi quy định bằng những hành động mẫu của tôi.
VD: Khi trẻ chơi đồ chơi xong nhưng không cất thì cô giáo sẽ đi cất hoặc gọi trẻ cất cùng cô. Hay là trong giờ ăn trẻ làm rơi cơm ra bàn tôi sẽ nhặt để cơm rơi vào khay. Từ những hành động đó trẻ sẽ bắt chước cô tạo cho trẻ có ý thức hơn về những việc làm của mình.
Bản tân tôi nghĩ rằng việc bảo vệ môi trường không phải của  riêng ai mang nó cần sự chung tay của cả động đồng. Chính vì vậy mà tôi luôn mong muốn truyền tải thông điệp đó đến tất cả các đồng nghiệp của mình thông qua một số việc làm như: nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ xinh không chỉ bên trong mà còn cả bên ngoài lớp học…..

3.3. Biện pháp 3:  Tạo lập thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ  vào các hoạt động trong ngày, những ngày hội, ngày lễ .

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất tò mò và ham học hỏi, dựa trên đặc điểm đó việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường phải được thực hiện thông qua những hoạt động ở trên lớp như: đón trẻ, hoạt động học, vui chơi, vệ sinh, ăn ngủ…. diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và hiểu việc bảo vệ môi trường là cần thiết như thế nào đối với trẻ.
Để làm được điều đó điều đầu tiên tôi phải cho trẻ hiểu được thế nào là môi trường, môi trường xanh sạch là như thế nào, môi trường ô nhiễm sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe của con người. Từ đó trẻ sẽ hiểu được rằng tại sao phải bảo vệ môi trường.
Thông qua hoạt động khám phá, thực hành trải nghiệm trẻ biết được nhiều về môi trường.
VD: Trong chủ đề “Một số hiện tượng tự nhiên” trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên như: gió, mây, mưa, sấm chớp….. Thông qua chủ đề này tôi cho trẻ biết được nguyên nhân của các hiện tượng như: bão, lũ, cháy rừng…..là do con người chặt phá rừng trái phép, do trái đất bị ô nhiễm nghiêm trọng và hậu quả con người phải gánh chịu.
Trong hoạt động vệ sinh, ăn ngủ: Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt. Trong giờ vệ sinh rửa mặt rửa tay tôi hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách, biết tiết kiệm nước khi rửa tay bằng cách vặn vòi nhỏ lại. Với giờ ăn tôi thường xuyên nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn không nói chuyện, biết nhặt cơm rơi vãi và khay. Ăn xong biết cất bát, thìa vào nơi quy định. Từ đó hình thành cho trẻ ý thức trong giờ ăn, biết tiết kiệm nước.
Với hoạt động ngoài trời: Đây là hoạt động mà trẻ rất thích thú khi tham gia. Trẻ được tham quan khu vui chơi, góc thiên nhiên hay được nhặt những chiếc lá cây để tạo ra những bài tạo hình từ chính đôi bàn tay của trẻ.

Hình ảnh: Trẻ sử dụng những chiếc lá tạo ra sản phẩm tạo hình.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ không chỉ thực hiện trong các hoạt động học mà tôi còn linh hoạt tận dụng các tình huống có sẵn trong thực tế để giáo dục trẻ.
VD: Khi cho trẻ xuống sân nhìn thấy có vỏ chuối tôi sẽ hỏi trẻ đây là cái gì? Nếu bạn dẫm phải thì sẽ ra sao? Các con có được hành như thế không? Vỏ chuối phải vứt vào đâu?
VD: Khi trẻ đang chơi có 1 bạn ăn kẹo vứt luôn vỏ xuống nền tôi sẽ hỏi trẻ hành động đó đúng hay sai? Tại sao lại sai? Con phải vứt vỏ kẹo vào đâu mới là đúng?
Một hoạt động không thể thiếu đó là cần phải nêu gương. Khi phát hiện trẻ có những hành vi tốt, có ý nghĩa bảo vệ môi trường như: tiết kiệm nước khi rửa tay, trong giờ ăn biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào khay, biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, biết vứt rác vào thùng rác…..tôi sẽ tuyên dương trẻ trước cả lớp. Để từ đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất.
* Các hoạt động  bảo vệ môi trường trong các ngày hội, ngày lễ:
Nhà trường thường xuyên tổ chức những ngày hội thiết thực giúp cho trẻ được trải nghiệm và hiểu sâu hơn việc ý thức bảo vệ môi trường. Không chỉ có trẻ được tham gia mà phụ huynh cũng được tham gia để trẻ và phụ huynh thấy rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường như ngày hội: “ngày hội lao động”, “ngày hội bé chung tay bảo vệ môi trường”. Ở hai ngày hội này trẻ được trải nghiệm với rất nhiều hoạt động khác nhau: xem triển lãm tranh về bảo vệ môi trường, bé trải nghiệm làm bác lao công,….
zalo (1)
Hình ảnh: Trẻ tham gia ngày hội “ Bé chung tay bảo vệ môi trường”, “ ngày hội lao động”
Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ.

3.4. Biện pháp 4:  Làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu tái chế.

Tái chế chính là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm mới có ích, nhằm giảm việc tiêu thụ những vật thô mới, giảm sử dụng năng lượng, giảm ô nhiễm không khí ( do dốt rác) và ô nhiễm nước ( do chôn lấp).
 Chính vì vậy việc giúp cho trẻ yêu môi trường và bảo vệ môi trường còn được thực hiện thông qua việc sử dụng lại nguồn nguyên liệu tái chế để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho việc học tập tại trường của trẻ. Qua đôi bàn tay khéo léo của giáo viên cùng với trẻ thì từ những chiếc thìa nhựa  cô và trẻ đã tạo ra những bông hoa sen, những bức tranh hình con vật vô cùng ngộ nghĩnh, hay từ những hộp chai nhựa đã tái sử dụng thành những hộp để đồ dùng học liệu hay những chiếc hộp đựng bút màu ngộ nghĩnh…
Tôi nghĩ rằng việc làm này không chỉ giúp  cho trẻ cũng như các phụ huynh  không chỉ biết tiết kiệm mà còn giúp giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường mỗi ngày giúp cho môi trường sống được cải thiện đáng kể.
20170303_160025_500_0188980827_228183361901725_5354511551552290816_n
Hình ảnh: Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi và sản phẩm được làm từ chai, lọ

3.5. Biện pháp 5:  Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ .

Giáo dục toàn diện cho trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố tác động lớn nhất là từ gia đình, nhà trường. Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng. Để làm tốt được vấn đề này tôi đã thông qua các kênh tuyên truyền khác nhau như: họp phụ huynh, thông qua bảng biểu, zalo của nhóm lớp, vào các giờ đón và trả trẻ để phụ huynh nắm bắt được chương trình nội dung trẻ học tại lớp để từ đó phối hợp với gia đình cho trẻ luyện tập thêm các nội dung đó tại.
VD: Với đề tài “bảo vệ môi trường” tôi tuyên truyền với phụ huynh về việc bảo vệ môi trường, thu gom các phế vật liệu  làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

Hình ảnh: Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu cho lớp

Cụ thể như tháng 1/2020 nhà trường tổ chức  phong trào “ tổng vệ sinh trường lớp” chúng tôi đã đăng tải lên zalo nhóm lớp và nhận được rất nhiều các ý kiến ủng hộ, chung tay từ phía phụ huynh
 
Hình ảnh: Phụ huynh phối hợp cùng nhà trường tổng vệ sinh trường, lớp

Phụ huynh chính là nguồn động viên, khích lệ và luôn sát cánh bên tôi bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn là kênh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Điều đó đã khẳng định rằng công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đat kết quả cao.

4. Kết quả:

- Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy kết quả đạt được như sau:
* Đối với giáo viên:
- Qua đề tài này tôi thấy rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ và tuyên truyền đến mọi người phải bảo vệ mội trường.
- Nắm vững hơn kiến thức, kỹ năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Tích hợp linh hoạt và giả quyết phù hợp các tình huống xảy ra tạo cho trẻ có ý thức, hành động bảo vệ môi trường
* Đối với trẻ
- Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường của trường/ lớp với những công việc vừa sức với trẻ
- Trẻ có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ……
- Trẻ yêu thích và gần gũi với thiên nhiên.
* Đối với phụ huynh
- Phụ huynh nhiệt tình tham gia trong các hoạt động của nhà trường.
- Phụ huynh có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường bằng việc: ủng hộ cây xanh, tham gia lao động dọn vệ sinh trường, lớp cùng với cô giáo.
- Hăng hái tham gia các phong trào mà nhà trường và lớp đề ra.
- Luôn phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.

                        
 

 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

1. Kết luận

Sau một năm thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non tôi đã rút ra ý nghĩa:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường ngay từ độ tuổi mầm non là rất cần thiết. Vì lứa tuổi này rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh đặc biệt là thiên nhiên. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trong giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì và không được đốt cháy giai đoạn. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi trường và đánh giá các hành vi tốt – xấu của con người trong việc chăm sóc, bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn để nhắc nhở người lớn và đánh thức ở họ biết bảo vệ môi trường sống cho trẻ em cũng như bảo vệ cho một cuộc sống an toàn, sạch sẽ. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết.

2. Khuyến nghị.

2. Đối với phòng giáo dục
- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được tham gia những lớp chuyên đề giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các ngày hội, ngày thi về bảo vệ môi trường cho cô và trẻ.
1. Đối với nhà trường
Tổ chức cho giáo viên được đi dự giờ, được kiến tập về hoạt động tổ chức các hoạt động không chỉ là tiết dạy mà cả những tiết ngoài tiết dạy như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời...
Xây dựng những giờ hoạt động hay các hoạt động đạt chuẩn để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra sau một năm thực hiện, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đậy đủ và hoàn thiện hơn./.
Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trườngcó thể áp dụng với tất cả các lứa tuổi trong trường mầm non.

                                            Xin chân thành cảm ơn!
                              
 

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

STT
 
Tên tài liệu Nhà xuất bản
1
 
Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Bích Thúy - Nguyễn Thị Anh Thư
2
 
Sức khỏe môi trường Bộ y tế
3 Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4 Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
5
 
Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam


 
 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG MN SEN HỒNG                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN

1. Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp  trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.
2. Người khảo sát: Nguyễn Thị Huyền
3. Đối tượng khảo sát: 3 - 4 tuổi tại lớp học
4. Số trẻ tham gia khảo sát: 35 trẻ
5. Thời gian khảo sát: 15/ 9/ 2019
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu                      - Phương pháp thực hành
- Phương pháp điều tra viết                                -  Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan             - Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát.                                   - Phương pháp phân tích nội dung
Khảo sát trẻ đầu năm qua các tiêu chí sau:
 
Nội dung khảo sát Kết quả Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. 4/35 11,4%
Tiêu chí 2: Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 10/35 28,6%
Tiêu chí 3: Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, lớp. 8/35 22,9%
Tiêu chí 4: Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường. 5/35 14,3%
Tiêu chí 5: Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường. 5/35 14,3%

                                                                              Hà đông, ngày 13 tháng 9 năm 2019
                                                                                 Người khảo sát



                                                                                  Nguyễn Thị Huyền









 UBND QUẬN HÀ ĐÔNG          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG MN SEN HỒNG                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN

1. Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp  trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.
2. Người khảo sát: Nguyễn Thị Huyền
3. Đối tượng khảo sát: 3 - 4 tuổi tại lớp học
4. Số trẻ tham gia khảo sát: 35 trẻ
5. Thời gian khảo sát: 15/ 9/ 2019
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu                     - Phương pháp điều tra viết
-  Phương pháp điều tra khảo sát                       - Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp đàm thoại                                  - Phương pháp phân tích nội dung
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành
Khảo sát trẻ cuối năm qua các tiêu chí sau:
 
Nội dung khảo sát Kết quả Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. 25/35 71,4%
Tiêu chí 2: Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 30/35 85,7%
Tiêu chí 3: Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, trường, lớp. 32/35 91,4%
Tiêu chí 4: Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường. 27/35 77,1%
Tiêu chí 5: Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường. 25/35 71,4%
                                                                              Hà đông, ngày 20  tháng 02 năm 2020
                                                                                 Người khảo sát


                                                                                    Nguyễn Thị Huyền
 
 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG MN SEN HỒNG                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN
1. Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp  trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.
2. Người khảo sát: Nguyễn Thị Huyền
3. Đối tượng khảo sát: 3 - 4 tuổi tại lớp học
4. Số trẻ tham gia khảo sát: 35 trẻ
5. Thời gian khảo sát: 15/ 9/ 2019
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu                   - Phương pháp thực hành
-  Phương pháp điều tra khảo sát                     - Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp đàm thoại                                - Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp quan sát.                                 - Phương pháp phân tích nội dung
Bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp:  
 
Nội dung khảo sát
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ
(%)
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. 4 11,4% 31 88,6% 25 71,4% 10 28,6%
Tiêu chí 2: Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 10 28,6% 25 71,4% 30 85,7% 5 14,3%
Tiêu chí 3: Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, trường, lớp. 8 22,9% 27 77,1% 32 91,4% 3 8,6%
Tiêu chí 4: Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường. 5 14,3% 30 85,6% 27 77,1% 8 22,9%
Tiêu chí 5: Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường. 5 14,3% 30 85,6% 25 71,4% 10 28,6%
Hà đông, ngày 25 tháng 2 năm 2019
                                                                                 Người khảo sát


                   Nguyễn Thị Huyền   
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng sống (3-4 tuổi)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị HUyền
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Sáng kiến kinh nghiệm
Gửi lên:
12/10/2021 06:52
Cập nhật:
12/10/2021 06:52
Người gửi:
DIỆU TRANG
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
8.69 MB
Xem:
283
Tải về:
4
  Tải về
Từ site Mầm non Sen Hồng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi

Phòng tiếp đón


Phòng Hiệu trưởng


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay979
  • Tháng hiện tại30,714
  • Tổng lượt truy cập375,061
Ảnh quảng cáo bên trái
TRƯỜNG MN SEN HỒNG
MN SEN HỒNG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây