Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng sống (5-6 tuổi)

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

- Tại sao những năm gần đây cụm từ “ Hạnh phúc” lại được chúng ta nhắc đến nhiều như vây? Ai cũng ao ước có được một cuộc sống hạnh phúc. Nhất là ở những trường học hiện nay, từ cấp học mầm non cho đến cấp tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, cũng đang trên con đường phấn đấu xây dựng và tìm kiếm“ Một Trường học hạnh phúc”, để học sinh và phụ huynh tin tưởng và yên tâm khi gửi con đến trường. Là người giáo viên như tôi cũng luôn có một sát khao cháy bỏng làm sao để các bạn nhỏ đến trường được vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Phải làm sao để trở thành một trường học hạnh phúc thực sự đối với cả cô và trò? Vậy trường học hạnh phúc là trường học như thế nào? Theo quan điểm của tôi thì: “Trường học hạnh phúc rất đơn giản chỉ là nơi mà tất cả mọi người, từ học sinh đến thầy cô giáo, kể cả phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa". Ngoài ra “Trường học hạnh phúc”còn có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Chính vì vậy học sinh chính là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của “Trường học hạnh phúc”, cần được lưu tâm đầu tiên.
  - Là giáo viên dạy trẻ lớp mẫu giáo nhỡ (5-6) tuổi tôi đã tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ khi tới trường. Và tôi xin phép được chia sẻ với các bạn “Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

2. Mục đích nghiên cứu.

  1. - Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp tạo dựng một môi trường hạnh phúc cho trẻ, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần của trẻ, giúp trẻ phát huy được những tiềm năng đúng với thời kỳ nhạy cảm của trẻ…      
- Một môi trường hạnh phúc sẽ là nơi để phát triển trẻ thành những con người hạnh phúc, lạc quan, biết sẻ chia và thấu hiểu giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm quan hệ xã hội.
- Giúp các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

3. Đối tượng nghiên cứu.

- Đề tài này được thực hiện trên 35 trẻ mẫu giáo lớn (5-6) tuổi nhằm tạo dựng môi trường hạnh phúc cho trẻ.
- Phạm vi thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020.
- Địa điểm: Tại lớp A3 mẫu giáo lớn (5-6) tuổi ở trường mầm non.

 

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Thưc trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:

1.1. Cơ sở lý luận:

  -Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Vì vậy ở trường mầm non là nơi ươm mầm cho những thế hệ tương lai sau này cần phải giáo dục trẻ một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, chơi mà học, học mà chơi. Để đạt được những điều đó thì mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu xây dựng một môi trường hạnh phúc và an toan cho trẻ, để trẻ cảm thấy yên tâm, vui vẻ và bình an khi ở dưới mái trường đó cùng cô và các bạn thì cuộc sống của tất cả chúng ta sẽ ngày càng trở lên hạnh phúc hơn.
- Trong đó, theo tiến sỹ, nhà giáo duc người Italy – Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này ba mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của trẻ về não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh, mạnh mẽ. Nhất là ở độ tuổi lên 5 cái TÔI của trẻ được hình thành, trẻ ý thức khá rõ về những quyền lợi và thế mạnh của mình. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng nhau xây dựng môi trường hạnh phúc cho trẻ để trẻ cảm thấy được yên tâm thỏa sức sáng tạo, vui vẻ học tập và tự tin tỏa sáng mọi lúc mọi nơi, ở đó cái tôi của trẻ sẽ được tôn trọng.

1.2. Cơ sở thực tiễn.

- Trong thời gian gần đây, từ khóa “trường mầm non hạnh phúc” được quan tâm hơn bao giờ hết. Những động thái này cho thấy xã hội đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của “trường học hạnh phúc” trong việc giáo dục trẻ toàn diện về cả trí tuệ, thể chất và nhân cách. Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện? Trong bối cảnh mà những vấn đề bạo lực học đường  vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Bởi giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Vì vậy xây dựng trường học hạnh phúc nói chung và xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ mần non nói riêng là việc cấp thiết cần đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời sau này của trẻ.
- Trên thực tế hiện nay việc xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non còn nhiều hạn chế: Ở chương trình giáo dục mầm non (5-6) tuổi không có hoạt động riêng biệt là xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ. Chính vì thế giáo viên gặp nhiều khó khăn, giáo viên chưa xác định được là mình sẽ phải làm gì hay thay đổi như thế nào
+ Khi tổ chức hoạt động với trẻ còn cứng nhắc chưa thể hiện được sự gần gũi với trẻ.
+ Khi tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên còn áp đặt trẻ quá nhiều, không để trẻ được thỏa sức sáng tạo theo ý của riêng mình.
+ Một số phụ huynh còn quan niệm lạc hậu không phối hợp chặt chẽ với cô giáo và nhà trường để cùng nhau nuôi dạy trẻ, đổ thác hết cho các cô và nhà trường…
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Với mục đích tạo cho trẻ một môi trường thật sự thân thiết, gần gũi, hạnh phúc dành để trẻ thỏa sức sáng tạo học tập, tự tin.

2. Thực trạng của vấn đề:

Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp A3 mẫu giáo lớn (5-6) tuổi. Tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau:

2.1.Thuận lợi

 - Trường lớp được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Có đầy đủ các khu vui chơi, khu vận động liên hoàn và vườn rau của bé… để cho trẻ được vui chơi trải nghiệm thông qua các hoạt động.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để các cô giáo được học hỏi cách xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ đồ dùng đồ chơi sáng tạo, các góc chơi được trang trí theo góc mở để trẻ được trải nghiệm các vai chơi tích cực.
 - Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con.
 - Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn của trường, của PGD chuyên đề “ Thầy cô hạnh phúc thay đổi cả thế giới”

2.2. Khó khăn.

- Kỹ năng của giáo viên khi truyền đạt tới trẻ còn chưa được khéo léo, còn thiếu linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động, đôi khi còn áp đặt trẻ làm theo ý của mình mà chưa lắng nghe được ý kiến của cá nhân trẻ.
- Trẻ em khi đến trường vẫn còn chưa cảm thấy được an toàn, vấn nạn bạo lực học đường vẫn còn được nhắc đến.
Việc trao đổi tình hình của trẻ giữa giáo viên và phụ huynh không được thường xuyên, dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ và mối quan hệ với phụ huynh còn chưa được gần gũi, cởi mở.
- Tôi nhận thấy mọi hoạt động của trẻ còn hạn chế. Đa số trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi nói lên ý kiến của mình, trong một số hoạt động trẻ vẫn còn cứng nhắc trong các làm chưa có sự sáng tạo, môi trường hoạt động của trẻ còn gò bó chưa được linh hoạt…
 - Trước tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ để tìm ra: Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non cụ thể như sau:

3. Các biện pháp thực hiện

3.1. Biện pháp 1: Thầy cô thay đổi vì một môi trường hạnh phúc.

- Muốn học sinh thực sự hạnh phúc thì mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận lại điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân mình từ đó thay đổi chính mình để cùng nhau xây dựng một môi trường hạnh phúc cho trẻ.
*Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc.
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã cho rằng, hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đó là tạo ra ngôi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Chỉ khi các hiệu trưởng hạnh phúc thì mới có sự cảm thông, chia sẻ, vị tha. Để tạo được môi trường hạnh phúc, mọi người thương yêu nhau, người hiệu trưởng luôn là nhà giáo dục tài năng, là người truyền cảm xúc cho giáo viên, học sinh và nhân viên trong trường. Trong nhà trường giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến. “Hiện nay có nhiều hiệu trưởng tôn trọng sự sáng tạo, nhưng cũng có nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt giáo viên phải nghe theo. Do vậy, hiệu trưởng cần thay đổi đầu tiên. Hiệu trưởng nhà trường như những người đứng đầu chèo lái con thuyền, nếu như không thay đổi thì để truyền tải tới các giáo viên là rất khó” và hãy giao quyền chủ động cho giáo viên, tạo ra môi trường để giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không chạy theo thành tích. Cũng cần quan tâm giảm áp lực cho giáo viên từ sổ sách giấy tờ tới áp lực thành tích”. Ngoài ra xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân. Ở đó, không có bạo lực học đường, học sinh được thể hiện cái riêng của mình, được đối xử thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Ở đó, các em được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi.
- Trường học phải là một thiết chế văn hóa xanh, sạch, đẹp. Xây dựng được môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ không phải một sớm một chiều, không phải nói cái là thực hiện được luôn, nhưng cũng không phải một mình hiệu trưởng có thể xây dựng được môi trường hạnh phúc cho trẻ, nhưng hiệu trưởng sẽ là người chỉ đường dẫn lỗi, truyền cảm hứng cho mọi người lên nếu biết dẫn dắt, truyền lửa sẽ tạo được môi trường hạnh phúc, ở đó giáo viên muốn đến trường, học sinh muốn đi học, phụ huynh tin tưởng an tâm khi gửi con đến lớp. Hạnh phúc là một quá trình, chúng ta cứ xây đắp, dần dần sẽ lan tỏa.
Ví dụ:  Hiệu trưởng trường tôi luôn sát sao trong tất cả các lĩnh vực từ chuyên môn đến nuôi dưỡng: như hướng dẫn chuyên môn cho những bạn còn yếu, tư vấn và vào cuộc với các lớp cần trang trí lớp đầu năm học, thường xuyên hỏi thăm trẻ ăn có hết xuất không, có ăn ngon miệng không, quan tâm tới trẻ giờ ăn, giờ ngủ. Không những thế Hiệu trưởng trường tôi còn luôn gần gũi, quan tâm, trò chuyện với các bạn nhỏ trong trường, vào lớp xúc cho các bạn ăn, dẫn các bạn đi chơi thăm quan trường…
Ví dụ: Trong những buổi hop trường Hiệu trưởng trường tôi luôn lắng nghe những ý kiến tự nhận xét đánh giá, tự nhận xét của các cô, để rồi cùng nhau chia sẻ kiến thức những gì lên phát huy những gì cần rút kinh nghiệm. Hoặc là thay việc hiệu trường ngồi chỉ tay năm ngón giao việc cho giáo viên mà bắt giáo viên phải thế này thế khác theo mình thì hiệu trưởng trường tôi sẽ cùng bắt tay hành động làm việc với giáo viên để hiệu quả công việc đạt kết quả tốt hơn. 
86189408_647410406006011_5349371210138386432_nhttps://scontent-hkt1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.15752-9/89039334_189338355658748_9052579350909550592_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_sid=b96e70&_nc_ohc=tZfdsSpBipIAX-8ptmF&_nc_ht=scontent-hkt1-1.xx&oh=953bf7a3ff087b7ae4dbd9ec6f33f42c&oe=5EF5B46C72326984_547870642626655_2202918305558167552_o                    Hiệu trưởng luôn không ngừng phấn đấu xây dựng trường lớp, và luôn gần            gũi trẻ, giúp đỡ giáo viên, nhân viên trong mọi lĩnh vực
*Thầy cô giáo thay đổi học sinh hạnh phúc.
- Để học sinh hạnh phúc thì việc đầu tiên cần làm đó chính là thầy cô chúng ta phải thay đổi, tại sao tôi lại nói như vậy vì từ trước tới giờ chúng ta vẫn đang sống và làm việc theo lối mòn cũ, theo nhưng nguyên tắc cứng nhắc mà chưa có sự lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm ở trong những tiết học nói chung và trong lớp học nói riêng. Chính vì vậy Thầy cô chúng ta phải thay đổi, thay đổi ngay trong cách ứng sử, cách giao tiếp với học sinh, tiếp đến là phải thay đổi trong cách nhìn nhận sự việc, phải biết bình tĩnh lắng nghe, đặt mình vào vị trí của trẻ thơ để đưa ra cách giải quyết vấn đề. Khiến cho trẻ thấy niềm tin của trẻ được đặt đúng chỗ.
- Trong xã hội hiện nay vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề nóng bỏng nhất mà chúng ta thường thấy.Nhất là ở bậc học mầm non chúng ta các em còn quá nhỏ dại không đáng phải gánh chịu những hình phạt như thế. Rồi các cô đều mong muốn thành tích của lớp phải thật tốt, lúc nào cũng muốn lớp phải hoàn hảo 100%, để rồi đè ép lên vai trẻ, trẻ không làm được hoặc không làm đúng ý mình là cáu mắng trẻ, kỉ luật trẻ…Hãy thay thế những lời phê phán, chỉ trích trẻ bằng những lời khen ngợi, động viên trẻ nhiều hơn, gần gũi yêu thương trẻ để trẻ cảm thấy thật sự được yêu thương và tôn trọng khi tới trường. Hãy dạy trẻ từ cái tâm, yêu trẻ bằng cả trái tim chúng ta sẽ nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến.Thay đổi để để được hạnh phúc tại sao chúng ta không làm đúng không ah? Theo tôi thì thầy cô chúng ta nên: Học tập và hiểu biết sâu hơn về tâm lý học sinh của mình, luôn thấu hiểu, tôn trọng trẻ và từ đó yêu thương trẻ hơn, biết chuyển hóa cảm xúc từ tiêu cực thành tích cực, hãy cho trẻ cơ hội sửa sai, không áp đặt trẻ. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ có được một môi trường giáo dục hạnh phúc dành cho trẻ. Trẻ hạnh phúc cô nhất định sẽ hạnh phúc.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động của các con tôi luôn tôn trọng các ý kiến của trẻ đưa ra, tôi cho trẻ thảo luận để đưa ra ý kiến của mình, tôi luôn là người lắng nghe và chia sẻ cùng các bạn mọi chuyện, có những bạn nhỏ đôi khi còn nghịch ngợm phá đồ dùng đồ chơi mà không tập trung học bài, nhưng không vì vậy mà tôi quát mắng hay phạt bạn ấy, mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng trò chuyện, ân cần hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ, tâm sự với trẻ để hiểu được vấn đề của trẻ gặp phải để cùng nhau giúp đỡ trẻ. Tôi luôn hòa nhập tham gia các trò chơi cùng với trẻ để yêu thương trẻ nhiều hơn.
   70589268_527926117954441_4205285866303651840_n76170739_562583671155352_1247180411663024128_n
Cô luôn gần gũi yêu thương, quan tâm và tôn trọng sáng tạo của trẻ
Ví dụ: Một hôm gia đình tôi có chuyện không vui, như những lần trước thì tôi có thói quen rất xấu đó là mặt thì tỏ ra buồn, lo âu, hay cáu gắp vô cơ, nhưng bây giờ tôi đã thay đổi rất nhiều tôi không còn như trước nữa mà mỗi khi có chuyện không vui ở nhà hay gặp khó khăn gì trong cuộc sống, tôi đến trường và bỏ hết những chuyện gia đình sang một bên, để rồi đến lớp chỉ còn niềm vui và tiếng cười, tôi không còn hay cáu gắp vô cớ nữa mà biết kiềm chế bản thân hơn, biết biến từ cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực.

3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường vật chất bên trong và bên ngoài nhóm lớp tạo sự an toàn thân thiện với trẻ.

- Ở độ tuổi mầm non các con không chỉ đến trường để học mà các con đến trường còn vui chơi, tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn, chính vì vậy xây dựng môi trường vật chất hoạt động bên trong và bên ngoài lớp đảm bảo an toàn và thân thiện với trẻ cũng là một vấn đề đáng để chúng ta nhắc đến. Trẻ đến trường ở lớp với các cô từ sáng tới tối, một ngày như thế các con tham gia rất nhiều các hoạt động trong lớp cũng như ngoài trời. Trẻ có thực sự thấy vui vẻ hạnh phúc hay không thì môi trường vật chất cũng góp phần không nhỏ giúp phần xây dựng môi trường hạnh phúc cho trẻ. Là một cô giáo mầm non tôi luôn tâm huyết trong việc trang trí môi trường trong và ngoài nhóm lớp cho trẻ, làm sao để giúp trẻ có những không gian mở rộng, gần gũi với trẻ nhất có thể và còn phải an toàn cho trẻ, giúp trẻ thỏa sức sáng tạo đam mê trong những giờ hoạt động góc hoặc các hoạt động vui chơi khác trẻ được hòa mình vào những vai chơi, trẻ được trải nghiệm cuộc sống hàng ngày thu nhỏ…Để từ đó phát huy hết được những năng lực cũng như khả năng quả trẻ thông qua các góc chơi trẻ còn được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ…Chính vì vậy tôi luôn lựa chọn những nguyên liệu an toàn sử dụng để trang trí các góc chơi, chủ yếu để các góc chơi dạng mở để trẻ được hoạt động theo ý sáng tạo của mình, ngoài ra tôi còn tận dụng những đồ dùng đồ chơi của trẻ ở nhà không dùng đến trẻ mang tới lớp trao đổi cho nhau cùng nhau chơi, hoặc là mở rộng góc chơi bên ngoài lớp học tận dụng không gian thoáng mát rộng rãi cho trẻ. Từ những định hướng đúng đắn của cô giáo việc xây dựng môi trường hạnh phúc không có quá khó khăn mà chỉ từ những hành động việc làm rất đơn giản.
Ví dụ: Năm nay trường chúng tôi đã đưa vào chương trình giáo dục những dự án mới, như là sự án “ Sỏi” không như mọi năm là áp đặt trẻ học theo cách cô đưa ra, trẻ không có sự lựa chọn. Thì năm nay khi lớp tôi đến tuần thực hiện dự án “ Sỏi” tôi cho trẻ sưu tầm sỏi mang đến lớp và để khắp các góc chơi của trẻ, đi đến đâu trẻ cũng nhìn thấy sỏi đập vào mắt trẻ, để trẻ có thắc mắc là không biết lớp mình làm gì mà cô yêu cầu chúng mình sưu tập nhiều loại sỏi thế nhỉ. Sau đó cô sẽ cho trẻ sẽ tự đưa ra ý kiến là với những viên sỏi này các con định làm gì với chúng…Để trẻ đưa ra ý kiến rồi cô sẽ thống nhất lại là: Chúng mình sẽ cùng vẽ tranh sáng tạo từ sỏi hay chúng mình sẽ học đếm từ những viên sỏi…
 72215527_544859919594394_7172821033311797248_n 70812031_527925964621123_8527645196702187520_n
Trẻ chăm chú, vui vẻ, thoải mái khi tham giác hoạt động cùng các bạn

3.3. Biện pháp 3: Hãy giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc khi ở trường.

  - Như chúng ta đã biết để xây dựng được môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ không phải cái gì quá to tát cả, không phải áp lực nặng nề như chúng ta nghĩ, mà chỉ là những việc làm hàng ngày của chúng ta kiến cho trẻ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi ở bên chúng ta như vậy là chúng ta đã rất thành công rồi.
 * Trong giờ đón trẻ cô hãy tạo không khí vui tươi thoải mái cho trẻ.
   - Trong giờ đón trẻ từ những hành động đơn giản như chào đón trẻ bằng một nụ cười thật tươi, hoặc một cái ôm thật chặt, những cái nhún nhảy, bắt tay hoặc những lời khen ngợi đơn giản dành cho trẻ. Như vậy cũng đủ để trẻ cảm thấy được yêu thương khi đến bên cô.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ cô ân cần, niềm nở đón trẻ vào lớp. Cô ân cần ôm trẻ một cái ôm thật chặt, cô khen ngợi trẻ dù những điều rất nhỏ như: hôm nay con có bộ váy đẹp thế hoặc là ai mặc cho con bộ quần áo này mà đẹp trai thế, Ai đây mà hôm nay xinh thế…Rồi sau đó cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để cùng nhau giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
* Trẻ cảm thấy hạnh phúc trong các hoạt động học.
- Ở độ tuổi lên 5 tâm lý trẻ khác hẳn ở độ tuổi 3-4 tuổi, trẻ đã có tính tự trọng cho riêng mình, trẻ bướng bỉnh, ích kỉ hơn và hay đưa ra những lý lẽ của riêng mình, đôi khi còn hay nhõng nhẽo và sẵn sàng cãi nhau với người lớn. Nhưng trẻ lại cực kì thông minh. Vì thế là một cô giáo đứng lớp tôi luôn phải tìm hiểu tâm lý của từng trẻ để mình thấu hiểu trẻ và tôn trọng những ý kiến của trẻ để từ đó mình sẽ khéo léo,mềm dẻo hơn trong việc giao tiếp và dạy trẻ học. Nếu hiểu được tâm lý của trẻ cô giáo sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc giáo dục trẻ.
- Trong các giờ học tôi thường để cho trẻ được hoạt động rất thoải mái, cởi mở, không gò ép trẻ theo mong muốn của mình. Trong các giờ hoạt động tôi luôn cho trẻ được thảo luận theo nhóm rồi cho trẻ đưa ra ý kiến của riêng trẻ, tôi là người lắng nghe và thu thập những thông tin, để định hướng cho trẻ. Tôi luôn tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ đưa ra và không ép trẻ phải chạy theo thành tích, dù có những trẻ chưa thực sự bằng bạn bằng bè nhưng trẻ luôn nhận được sự yêu thương chia sẻ của cô giáo cũng như các bạn trong lớp. Không phân biệt đối sử với bất kỳ ai trong lớp. Những bài tập tôi giao cho trẻ thường có dạng trò chơi để trẻ cảm thấy thoải mái, không bị áp lực, tôi đã thay thế những lời lẽ phê phán, trách móc trẻ bằng những lời khen ngợi, động viên và khuyến khích trẻ. Để rồi những buổi học của tôi đầy ắp những tiếng cười, những niềm vui và hạnh phúc đọng lại trong trẻ.
Ví dụ: Trong giờ học của các con thay vì bắt trẻ ngồi im lắng nghe cô nói, rồi cô hỏi gì nói đấy, nói leo khi cô chưa yêu cầu trả lời thì sẽ bị mắng, phê bình…Thay vào đó  tôi tổ chức cho trẻ hoạt động học, tôi có thể cho trẻ lựa chọn bài hát hoặc trò chơi mà trẻ thích để tham gia vào giờ học, ngoài ra tôi cho trẻ được thảo luận nhóm và tự tin đưa ra ý kiến của riêng mình, có thể sáng tạo theo ý thích của trẻ….và tôi luôn ghi nhận những ý kiến của các bạn và động viên góp ý kịp thời cho trẻ. Đặc biệt trong mỗi dự án mới tôi luôn lôi quấn sự tham gia của trẻ, trẻ rất hào hứng tham gia hoạt động.
      74802504_566015227478863_6550740611564044288_n74706409_566015870812132_6712684415044026368_n
       Cô ân cần hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ trẻ trong mọi hoạt động
* Giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được vui chơi cùng bạn bè thông qua các hoạt đông ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều…
- Tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 5. Trẻ thích nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ và thể hiện lý lẽ của mình với bạn bè. Thêm vào đó, trẻ còn có thêm người nghe mình kể những câu chuyện của riêng mình. Để có thể thành công trong gây dựng những mối quan hệ bạn bè của trẻ ở trường. Vì thế cô giáo có thể dạy trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn nhau, yêu thương, phối hợp cùng nhau tham gia các hoạt động. Trẻ biết cách phối hợp với các bạn trong nhóm để cùng nhau tham các hoạt động vui chơi có hiệu quả, các bạn trong nhóm cũng đã biết giúp đỡ quan tâm lẫn nhau trong quá trình vui chơi. Qua đây trẻ cảm thấy môi trường trường học ngày càng gần gũi và thân thiện với trẻ hơn. Thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngoài trời góp phần hình thành cho trẻ những kỹ năng đơn giản, giúp trẻ tích lũy kiến thức và ứng dụng chung trong thực tiễn, phát triển tình yêu thương trong cuộc sống của trẻ.
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các kỹ năng. Ở các góc chơi trẻ được tham gia vào các vai trong xã hội, tập làm người lớn theo cách riêng của mình. Qua các hoạt động đó trẻ sẽ tự tin thể hiện cá tính cũng như thể hiện tính cách của mình hơn.Từ những trải nghiệm vui chơi đó giáo dục trẻ về nhà trẻ biết giúp mẹ một số công việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Qua đó tôi thấy trẻ đã dần hoàn thiện hơn về kĩ năng giao tiếp với bạn trong nhóm chơi và trẻ đã tự tin mạnh dạn chia sẻ cùng mọi người trong cuộc sống.
 70446761_527926157954437_4549917095856439296_n89029757_639985886815402_4820260217415532544_n
Trẻ hứng thú tham gia chơi cùng bạn
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời các con được giao lưu vận động giữa 2 lớp A3 và A2. Các con đoàn kết tham gia hoạt động, rất tự tin trong mọi hoạt động.
* Giúp trẻ thấy hạnh phúc thông qua các hoạt động ngày hội ngày lễ
- Bên cạnh những hoạt động học vô cùng ý nghĩa và những hoạt động vui chơi bổ ích cho trẻ giúp trẻ có được môi trường hạnh phúc khi tới trường thì không thể nhắc đến những hoạt động ngày hội ngày lễ được. Ngày hội ngày lễ ở trường là những hoạt động mà luôn được các bạn nhỏ hào hứng và mong đợi nhất từ trước tới giờ. Qua đó sẽ giúp trẻ hiểu được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Như ngày 20-10, 20-11, 8-3, ngày giáng sinh… Các trẻ đều rất vui vẻ và mong chờ đến ngày lễ, các con đều thấy hạnh phúc khi mình được làm những việc thật ý nghĩa mang lại niềm vui cho mọi người.  
Ví dụ: Trong ngày lễ hội vui tết trung thu, ngày hội đến trường của trẻ, ngày Hallowee trẻ vui mừng háo hức được hóa trang thành những nhân vật trẻ thích và tự tin mặc trên mình những bộ trang phục lộng lẫy tự tin tỏa sáng trên sân khấu. Từ đó trẻ có thể cảm thấy đến trường thật là hạnh phúc khi được cùng bạn bè tham gia các lễ hội.    
75486018_559516918128694_3766578454783328256_n87481449_128879161869107_7164921510417661952_n
           Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ mừng ngày Halloween

3.4. Biện pháp 4: Cha mẹ nên thay đổi để con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

- Gia đình giữ vai trò nền tảng trong sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội, nhà trường với phụ hunh học sinh. Cô giáo có thực hiện nhiệm vụ tốt đến đâu nhưng nếu không được sự quan tâm, phối hợp thực hiện cùng với phụ huynh học sinh thì kết quả cũng không thể cao được. Để trẻ có một môi trường giáo dục hạnh phúc thực sự thì cha mẹ chúng ta cũng cần thay đổi. Thay đổi từ những việc làm nhỏ nhất ví dụ như có trách nhiệm với con mình hơn, không ỉ lại các thầy cô giáo, hãy cùng nhau chung tay xậy dựng môi trường hạnh phúc cho trẻ từ nhà tới trường cho trẻ. Các bậc phụ huynh đừng quá cố gắng ép buộc trẻ phải làm theo ý của bố mẹ muốn. Chẳng hạn con không muốn đi học thêm môn năng khiếu võ vì võ chỉ rành cho những bạn trai thôi mà sao con là con gái mẹ lại bắt con đi, nhưng vì học võ cho có sức khỏe nên con phải đi học. Như vậy là phụ huynh đang không tôn trọng ý kiến của con mình và không lắng nghe tâm sự cùng con xem con có mong muốn gì…vì vậy rất mong các bậc làm cha làm mẹ nên thay đổi suy nghĩ của mình để cùng con mình chinh phục con đường hạnh phúc khi tới trường. Đừng nên gò ép trẻ.
- Ngoài ra cũng mong các bậc phụ huynh có một cách nhìn đúng đắn và giảm bớt sức ép trên đôi vai của các cô. Vì ở môi trường lớp đông trẻ trong suốt thời gian hoạt động cũng không thể tránh khỏi những sơ xuất. Chính vì thế tôi tha thiết kêu gọi bậc làm cha làm mẹ chúng ta cũng cần phải thay đổi chính bản thân mình để góp phần cùng các cô và nhà trường xây dựng môi trường hạnh phúc cho trẻ. Đừng cố gắng để chở thành cha mẹ hoàn hảo, hãy dạy cho con bài học từ sai lầm thay vì chỉ biết xử phạt, tạo ra những kỉ niệm hạnh phúc cho trẻ, tạo kết nối trẻ với mọi người trong gia đình. Để con làm việc vừa sức của con…
88014301_614501702734525_1750548568709529600_n87501809_619327621947346_8406496139355881472_n
Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động phong trào nhà trường           
Ví dụ: Khi tổ chức dự án bảo vệ môi trường chúng tôi đã kêu gọi phụ huynh ủng hộ những chai lọ nhựa bỏ đi, quần áo cũ, đổi rác lấy rau mầm và tôi đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
- Sau khi tôi đưa ra ý kiến cha mẹ nên thay đổi để trẻ cảm thấy thật sự hạnh phúc từ nhà tới trường, thì đa phần các phụ huynh đều rất phấn khởi và đồng ý, các phụ huynh hào hứng cho biết trước khi cô triển khai kế hoặch về việc xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ thì đa số trẻ còn chưa thực sự thấy vui vẻ khi đến lớp, đôi khi còn nhõng nhẽo ông bà bố mẹ đòi nghỉ học, hoặc là có những bạn còn khóc nhè…Nhưng từ khi tôi thực những biện pháp tôi đã chia sẻ ở trên thì đa số trẻ lớp tôi đã đòi bố mẹ cho đi học, đến lớp vui vẻ tươi cười chào cô từ xa, chạy đến ôm cô thật chặt, tự tin trong mọi hoạt động không còn sự nhút nhát như trước nữa. Đặc biệt là trên lớp chỉ còn những tiếng cười vui vẻ bên nhau, những hành động giúp đỡ lẫn nhau, tôi cảm thấy rằng những đứa trẻ lớp tôi đã thực sự rất hạnh phúc khi tới trường, tới lớp và tôi cũng vậy.

4. Kết quả

- Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy kết quả đạt được như sau:
* Đối với giáo viên:
- Tôi đã thành công hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giúp cho những đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc và bình an khi ở bên cô.
-  Tôi đã xây dựng được niềm tin từ phụ huynh.
- Các công việc trên lớp của tôi đã được giảm vì có sự giúp đỡ quan tâm, chia sẻ từ phía của trẻ và cả phụ huỵnh.
* Đối với trẻ:
- Tôi thấy các bạn trong lớp tôi có nhiều thay đổi. Các con vui vẻ hơn, thích được đi học hơn và luôn chờ đợi đến ngày mai để được gặp gỡ cô và các bạn. Các bạn trong lớp thì đoàn kết, giúp đỡ nhau, biết quan tâm đến cô, đến bạn hơn. Trẻ chủ động trong việc đưa ra những ý kiến của riêng mình không còn e ngại như trước. Tôi cảm thấy trẻ luôn vui vẻ và hạnh phúc khi được bên cô và các bạn của mình, trẻ được tôn trọng cái tôi của riêng mình và có được sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương. Tôi nhận thấy  “Mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày ý nghĩa và thật hạnh phúc đối với trẻ”. Điều đó kiến tôi rất hạnh phúc.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh tin tưởng vào chương trình giáo dục mầm non và chất lượng của nhà trường.
- Phụ huynh tin tưởng cô giáo, thấy được sự thay đổi của trẻ hàng ngày.

 

 

III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

1. Kết luận.

 - Sau khi thực hiện đề tài này tôi thấy mình đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ. Có nhiều sự sáng tạo khiến trẻ cảm thấy luôn vui vẻ, an toàn và thân thiện, trẻ luôn có niềm tin ở cô và luôn thương yêu, gần gũi, quan tâm trẻ mọi lúc mọi nơi. Trẻ thì yêu thích được đến lớp, vui vẻ, mạnh dạn hơn, trẻ tiếp thu những kiến thức tốt hơn, trẻ thích tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn, ngoài ra trẻ còn cảm thấy thật sự rất hạnh phúc khi tới trường. Về phía phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện cho trẻ, yên tâm hơn khi gửi con đến lớp và phối hợp tốt hơn với giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đã tự thay đổi cách nhìn nhận của mình với giáo viện, biết giúp đỡ cô và trò trong mọi hoạt động ngoại khóa…
* Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả trên, tôi rút ra một số kinh ngiệm như sau:
- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn chắc chắn, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo niềm tin với phụ huynh
- Động viên kịp thời và giúp trẻ cảm thấy được an toàn khi tới lớp.
- Xây dựng được kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Tạo môi trường, cơ hội để trẻ trải nghiệm các tình huống cụ thể, luôn quan tâm đến từng cá nhân trẻ và tôn trọng trẻ.
-  Nâng cao chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

2. Những khuyến nghị.

  * Đối với phòng giáo dục:
  - Tổ chức thêm những buổi chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ” để các giáo viên trong ngành thường xuyên được dự giờ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 * Đối với nhà trường:
  - Tăng cường tổ chức những buổi kiến tập chuyên môn về: “Xây dựng lớp học hạnh phúc, hoặc xây dựng môi trường hạnh phúc cgo trẻs”, đặc biệt là những giờ dạy về chia sẻ, giúp đỡ…để cùng thảo luận nhằm đem đến cho trẻ những giờ học lý thú.

 
 

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tên tài liêu Tác giả
1 Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Bích Thúy – Nguyễn Thị Anh Thư
2 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Mẫu giáo nhỡ 5-6 tuổi. TS. Lê Thu Hương – TS. Trần Thị Ngọc Trâm
PGS – TS. Lê Thị Ánh Tuyết
3 Bách khoa tâm lý cho trẻ 5 - 6 tuổi. TG: Shin Yee Jin ( Hà Phương dịch )
4 Hướng dẫn thực hành lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Hoàng Thị Dinh - Nguyễn Thị Thanh Giang - Bùi Thị Kim Tuyến - Lương Thị Bình - Nguyễn Thị Quyên - Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Thu Hương
5 Chương trình: Thầy cô thay đổi học sinh hạnh phúc. Kênh VTC 7
- Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
                                                                 Hà Đông, ngày 28 tháng 02 năm 2020
                                                                                          Tác giả


                                                                                Trần Thị Thúy Liễu
 

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN SEN HỒNG                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN
 
  1. Tên SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
2. Người khảo sát: Trần Thị Thúy Liễu
3. Đối tượng khảo sát: 5-6 tuổi tại lớp học
4. Số trẻ tham gia khảo sát: …35.. trẻ
5. Thời gian khảo sát: 15/ 9/ 2019
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
-  Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp điều tra viết
-  Phương pháp trắc nghiệm khách quan
-  Phương pháp phân tích nội dung
Khảo sát trẻ đầu năm qua các tiêu chí sau:
Nội dung khảo sát
 
Kết quả Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động. 12/35 34,2%
Tiêu chí 2: Trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng. 11/35 31,4%
Tiêu chí 3: Trẻ luôn thoải mái, vui vẻ và cảm thấy an toàn. 12/35 34,2%

                                                           Hà đông, ngày 15 tháng 9 năm 2019
                                                                           Người khảo sát


                                                                       Trần Thị Thúy Liễu
 

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN SEN HỒNG                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN

1. Tên SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
2. Người khảo sát: Trần Thị Thúy Liễu
3. Đối tượng khảo sát: 5-6 tuổi tại lớp học
4. Số trẻ tham gia khảo sát: …35.. trẻ
5. Thời gian khảo sát: 28/ 2/ 2020
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
-  Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp điều tra viết
-  Phương pháp trắc nghiệm khách quan
-  Phương pháp phân tích nội dung
Khảo sát trẻ cuối  năm qua các tiêu chí sau:
Nội dung khảo sát
 
Kết quả Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động. 33/35 94,2%
Tiêu chí 2: Trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng. 34/35 97,1%
Tiêu chí 3: Trẻ luôn thoải mái, vui vẻ và cảm thấy an toàn. 34/35 97,1%

                                                                     Hà đông, ngày 28 tháng 2 năm 2020
                                                                                 Người khảo sát


                          Trần Thị Thúy Liễu  
 
    
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN SEN HỒNG                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ
TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN
1. Tên SKKN: “Sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ
5-6 tuổi trong trường mầm non”
2. Người khảo sát: Trần Thị Thúy Liễu
3. Đối tượng khảo sát: Trẻ 5-6 tuổi
4. Số trẻ tham gia khảo sát: 35 trẻ
5. Thời gian khảo sát: 15/ 9/ 2019 – 25/2/2020
6. Nội dung khảo sát: Giáo viên sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu                 - Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra khảo sát                     - Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp đàm thoại                               - Phương pháp phân tích nội dung
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra viết
Bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp:  
 
Nội dung khảo sát
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ
(%)
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ
Tiêu chí 1: Trẻ tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động. 12 34% 23 66% 33 94% 2 6%
Tiêu chí 2: Trẻ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng. 11 31% 24 69% 34 97% 1 3%
Tiêu chí 3: Trẻ luôn thoải mái, vui vẻ và cảm thấy an toàn. 12 34% 23 66% 34 97% 1 3%
                                                           Hà đông, ngày 28 tháng 2 năm 2019
                                                                                 Người khảo sát

               Trần Thị Thúy Liễu   
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng sống (5-6 tuổi)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Thị Thúy Liễu
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Sáng kiến kinh nghiệm
Gửi lên:
12/10/2021 06:50
Cập nhật:
12/10/2021 06:50
Người gửi:
DIỆU TRANG
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
2.15 MB
Xem:
259
Tải về:
5
  Tải về
Từ site Mầm non Sen Hồng:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi

Phòng tiếp đón


Phòng Hiệu trưởng


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay427
  • Tháng hiện tại30,162
  • Tổng lượt truy cập374,509
Ảnh quảng cáo bên trái
TRƯỜNG MN SEN HỒNG
MN SEN HỒNG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây